Xe máy đang dần trở thành một phương tiện di chuyển phổ biến của người dân Việt Nam. Một chiếc xe máy để có thể được đưa vào tham gia giao thông cần phải thỏa một số điều kiện nhất định như khả năng vận hành, chất lượng động cơ, bảo vệ môi trường… Gương chiếu hậu là một bộ phận tưởng chừng như đơn giản nhưng lại giữ vai trò khá quan trọng, đảm bảo an toàn của người lái xe khi tham gia giao thông. Vậy xe máy có một gương chiếu hậu có bị bắt hay người sở hữu phương tiện có được phép độ kiểng kính chiếu hậu hay không?

Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Hóa Trading tìm hiểu ngay những quy định về gương chiếu hậu xe máy mới nhất năm 2022 nhé!
Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới
Khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông, ngoài yêu cầu về người tham gia giao thông, phương tiện tham gia giao thông cũng cần có điều kiện nhất định. Theo quy định của Điều 5 – Luật Giao Thông Đường Bộ 2008 thì phương tiện giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Khoản 1:
Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực.
b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực.
c) Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.
d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu.
đ) Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe.
e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển.
g) Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn.
h) Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật.
i) Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường.
k) Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
Khoản 2:
Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.
Khoản 3:
Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
>>> Xem thêm: 4 điều làm người khác khó chịu khi tham gia giao thông
Yêu cầu kỹ thuật chung
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6770-2001 về Phương tiện giao thông đường bộ – Gương chiếu hậu mô tô và xe máy có quy định như sau:
2.1 Phương tiện phải đáp ứng các yêu cầu sau
12.1.1 Gương được lắp trên phương tiện là loại gương cấp L được công nhận kiểu theo tiêu chuẩn này.
12.1.2 Gương phải được lắp chắc chắn để giữ được ổn định trong các điều kiện sử dụng thông thường.
12.2 Số lượng gương
12.2.1 Tất cả các loại phương tiện hai bánh với vận tốc tối đa theo thiết kế không vượt quá 50km/giờ phải được gắn ít nhất là một gương. Nếu chỉ được gắn một gương, gương phải được cố định bên tay trái phương tiện trong các nước có luật lệ phương tiện giao thông đường bộ đi bên tay phải, và bên tay phải của phương tiện trong các nước có luật lệ phương tiện giao thông đường bộ đi bên tay trái.
12.2.2 Phương tiện hai bánh với vận tốc tối đa theo thiết kế vượt quá 50km/giờ và tất cả các phương tiện ba bánh phải được lắp hai gương, một bên tay trái và một bên tay phải của phương tiện.
12.3 Vị trí lắp
12.3.1 Gương phải được lắp hoặc điều chỉnh sao cho khoảng cách của tâm bề mặt phản xạ đo trong một mặt phẳng nằm ngang là ít nhất bằng 280mm trở ra từ mặt phẳng thẳng đứng theo chiều dọc đi qua mặt trung tâm của đầu dẫn lái. Trước khi đo, tay lái phải được đặt ở vị trí hướng thẳng về phía trước và các gương phải được điều chỉnh theo vị trí thông thường.
12.4 Điều chỉnh
12.4.1 Các gương chiếu hậu phải được lắp đặt sao cho người lái phương tiện có thể điều chỉnh được gương từ vị trí ngồi lái thông thường.
Quy định xử phạt khi vi phạm tiêu chuẩn về gương chiếu hậu xe máy
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 17 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có quy định như sau:
”Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông. Người điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị phạt tiền từ 100.000Đ đến 200.000Đ đối với hành vi điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng.”
Kết luận
Như vậy căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe máy chỉ bị xử phạt nếu không có gương chiếu hậu bên trái, hoặc có nhưng không có tác dụng (gương bị hư hỏng, mờ, vỡ… hoặc vi phạm quy chuẩn).
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những người tham giao thông khác. Bạn cần thực hiện đúng các tiêu chuẩn an toàn về Gương chiếu hậu được quy định tại Điều 5 – Luật Giao Thông Đường Bộ 2008 và Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6770-2001.
>>> Xem thêm: Văn hóa sử dụng đèn pha khi tham gia giao thông
Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất.
Hóa Trading tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp xe máy chính hãng Honda Việt Nam. Với kinh nghiêm hơn 15 năm chúng tôi cam kết mang đến quý khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất với mức chi phí vô cùng cạnh tranh. Khi có nhu cầu mua sắm xe máy chính hãng Honda đến ngay Hóa Trading.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
HOTLINE: 1900 63 39 38
PHONE: 0292.3832.979
FANPAGE: HONDA HÓA CẦN THƠ
Email: [email protected]
Bán hàng: [email protected]