Chân chống là bộ phận không thể thiếu của mọi xe máy dù ít được sử dụng hơn nhưng chân chống giữa luôn được lấp song song cùng chân chống nghiêng các bạn có biết lý do vì sao không? Cùng Honda Hóa giải đáp thắc mắc này ngay nhé!
Chân chống nghiêng
Thông thường, tần suất sử dụng chân chống nghiêng của chúng ta nhiều hơn chân chống giữa do sự nhanh chóng và dễ ứng dụng của nó.
Nhờ vào chân chống nghiêng việc đỗ xe đã trở nên dễ dàng hơn người lái hoàn toàn có thể ngồi ngay trên xe để gạt chống mà không cần tốn nhiều sức.
Khi sử dụng, người lái chỉ cần thực hành các thao tác đơn giản là dùng chân đẩy chân chống xuống và nghiêng xe. Chân chống kết hợp cùng 2 bánh xe tạo thành 3 điểm tiếp xúc với mặt đường, giúp xe đứng vững.
Tuy nhiên, chân chống nghiêng dễ sử dụng chỉ trong điều kiện tiếp xúc với bề mặt phẳng còn một số trường hợp như đỗ xe trên bề mặt dày đất, cát, không bằng phẳng… chân chống nghiêng không thể giữ cho xe đứng vững, dễ làm ngã xe.
Một nhược điểm của chân chống nghiêng nữa là sẽ gây ra sự bất tiện trong việc sửa chữa xe. Cách đặt xe lý tưởng nhất khi sửa chữa, kiểm tra phương tiện là dựng xe thẳng đứng và 2 bánh không tiếp xúc với mặt đất để có thể quay tự do.
Chân chống giữa
Chân chống giữa thường được đặt phía sau động cơ. Người lái không thể ngồi trên xe để gạt chân chống giữa như chân chống nghiêng, để có thể sử dụng chân chống nghiêng người dùng cần tốn khá nhiều sức và cũng cần có kỹ thuật để có thể gạt được loại chống chân này.
Đầu tiên, người dùng cần bước xuống và đứng bên trái xe, sau đó dùng chân phải ấn vào chân chống cho đến khi 2 thanh chống tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất.
Cuối cùng là dùng lực để kéo xe lùi về sau, đồng thời giữ cố định điểm tiếp xúc của chân chống nghiêng với mặt đất Chân chống giữa dù ít được sử dụng như chân chống nghiêng tuy nhiên chân chống giữa có thể giải quyết gần như toàn bộ các nhược điểm của chân chống nghiêng.
Thiết kế của loại chân chống này giúp phương tiện được giữ đứng thẳng. Khả năng phương tiện bị đổ khi dùng chân chống giữa rất thấp, việc bảo dưỡng hay sửa chữa cũng trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, sử dụng chân chống giữa cũng giúp cho hệ thống treo và lốp không bị ảnh hưởng khi đỗ xe một thời gian dài.
Hiệu quả nhân đôi
Cả 2 loại chân chống trên xe máy đều có ưu nhược điểm riêng. Tùy vào mục đích cũng như vị trí đỗ xe, người dùng có thể cân nhắc để lựa chọn sử dụng loại chân chống phù hợp.
Mong là những thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm về chiếc “xế” yêu của mình. Nếu các bạn còn bất cứ thắc mắc nào về thông tin xe máy hãy liên hệ ngay với Honda Hóa để chúng tôi có thể hỗ trợ tốt nhất cho bạn.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
HOTLINE: 1900 63 39 38
PHONE: 0292.3832.979
FANPAGE: HONDA HÓA CẦN THƠ
Email: [email protected]
Bán hàng: [email protected]